Phan Thị Mỹ Hạnh người đã hướng dẫn và định hướng cho rất nhiều du học sinh đi học thành công trên thế giới, có nhiều em giờ đã có thẻ xanh ở Mỹ, có gia đình và công việc tuyệt vời. Người đã luôn mang lại cho các em những điều tuyệt vời nhất, luôn tận tâm với các em, hướng dẫn và yêu thương các em, truyền động lực cho các em trước khi bước khi đi phỏng vấn Visa.
Những cơ duyên đưa Phan Thị Mỹ Hạnh trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn du học
Ngày bước chân vào giảng đường, tôi phải đối mặt với bao nhiêu là khó khăn. Ở quê, tôi chỉ được chú trọng ngữ pháp, còn nói thì gần như không thể. Tôi nhìn bạn bè ở thành phố nói bằng tiếng Anh như tiếng Việt mà thấy chặng đường phía trước sẽ vô cùng gian nan, nhưng dặn lòng hãy luôn cố gắng. Dù gia đình khó khăn, nhưng việc ao ước được đi du học luôn mạnh mẽ trong tôi, tôi biết, nếu mình được định hướng tiếp cận với cách thức và các bước xin học bổng ngay từ nhỏ, biết đâu, động lực đó đủ lớn để mình chạm được mơ ước kia.
Từ đấy, tôi đã thấy mình rất thích công việc giáo dục, công việc được gặp gỡ, nói chuyện, chia sẻ với các em về định hướng nghề nghiệp, chọn trường học phù hợp cũng như nghị lực sống cho các em.Tôi trở nên càng yêu thích công việc giúp các em cách thức xin học bổng để giảm gánh nặng tài chính và có thể thực hiện được mơ ước của mình. Hiện nay, mạng công nghệ của thế giới đã phát triển vượt bậc, giúp cho việc kết nối giữa các nước được gần hơn bao giờ hết.
Phan Thị Mỹ Hạnh có một tư duy đúng về tầm quan trọng của tiếng Anh
Ban đầu, tôi mơ ước được trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cho những người nghèo, tôi tích góp từng đồng để mua được một vài cuốn sách Sinh, Hóa. Ba tôi biết được, ba chỉ nói vài câu động viên: “Nhà mình còn nghèo con à, học bác sĩ lâu và tốn kém lắm”, tôi thấy ba không nói gì thêm, chỉ nhìn thấy ánh mắt xa xăm, hốc hác hằn trên khuôn mặt một nắng hai sương và tiếng thở dài của ba…
Tôi đã hiểu được ý ba, gom những cuốn sách luyện thi Hóa, Sinh mà mình nâng niu bấy lâu để vào một góc, tôi bắt đầu tập trung vào tiếng Anh. Nhờ những vốn từ đã được tích lũy từ lúc chăn trâu, tôi trở nên yêu môn này và học tập liên tục. Rồi cái ngày mơ ước của tôi đã đến, tôi quá vui mừng khi nhìn thấy tên mình được có trong danh sách đỗ đại học, tôi rảo bước nhanh về nhà để khoe với ba mẹ.
Phan Thị Mỹ Hạnh nhờ sinh ra ở miền núi nhiều khó khăn nên đã tạo nên cô ngày nay
Từ lúc cấp 1, tôi đã phụ gia đình chăn trâu, cấp 2 thì lớn hơn tôi luôn kết hợp chăn trâu với mót lúa, bắp, hái rau cho lợn, và lúc nào cũng mang theo sách vở để cứ rảnh là tôi ngồi trên lưng trâu, vừa trông được trâu, vừa học. Tôi ngấu nghiến hết từ vựng tiếng Anh ở phía sau cuốn sách đã cũ mềm, mượn từ người khác. Tuổi thơ tôi gắn liền với mùi của rơm rạ, của núi rừng nhưng không thôi mơ mơ ước từng đêm để được đậu vào Đại học.
Từ lúc cấp 1, tôi đã phụ gia đình chăn trâu, cấp 2 thì lớn hơn tôi luôn kết hợp chăn trâu với mót lúa, bắp, hái rau cho lợn, và lúc nào cũng mang theo sách vở để cứ rảnh là tôi ngồi trên lưng trâu, vừa trông được trâu, vừa học. Tôi ngấu nghiến hết từ vựng tiếng Anh ở phía sau cuốn sách đã cũ mềm, mượn từ người khác. Tuổi thơ tôi gắn liền với mùi của rơm rạ, của núi rừng nhưng không thôi mơ mơ ước từng đêm để được đậu vào Đại học.
Nhờ những ngày chăm chỉ học tập ở giảng đường đại học và trau dồi thêm trong quá đình đi làm đã làm nên một Phan Thị Mỹ Hạnh ngày hôm nay
Vừa bước vào nhà, tôi thấy mẹ đang ngồi sàn gạo, nhặt từng hạt thóc, hạt sạn để chén cơm của con được ngon nhất. Tôi vội vàng báo tin vui cho mẹ, mẹ nhìn tôi, ánh mắt ngấn lên niềm hạnh phúc, nhưng không dấu được sự lo toan, tính toán thế nào cho con đi học, bởi nếu tôi đi học, gia đình sẽ thiếu đi một công lao động, nên kinh tế cũng sẽ giảm hơn, mà chi tiêu lại tăng khi tôi ra thành phố học…
Lúc đó, gần như quê tôi rất hiếm hoi mới có một người nữ đậu vào Đại học, bởi cha mẹ luôn quan niệm rằng, con gái học gì cho lắm, rồi cũng lấy chồng. Cha mẹ tôi đã phải đấu tranh tư tưởng với những định kiến khắc nghiệt này, bởi mong cho con mình thoát khỏi cảnh làm nông cơ cực.
Sơ lược tiểu sử về Phan Thị Mỹ Hạnh
Phan Thị Mỹ Hạnh sinh ngày 18/02/1984, sinh ra và lớn lên từ một vùng đất miền núi của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, một vùng đất vô cùng hoang sơ, kém may mắn về mọi mặt kinh tế, văn hóa lẫn giáo dục. Quê tôi nghèo đến nỗi việc đến trường lớp là một việc thật xa xỉ, cấp 2 tôi phải đi xa. Đường từ nhà đến trường rất khó đi, con đường quanh co theo triền núi, cố phải dậy thật sớm để kịp đến trường, mà con đường không có điện như bây giờ, nhiều lúc cô bị té.
Vì vậy khi lên cấp 3 tôi phải đi ở trọ cách nhà một quãng đường dài. Chính những khó khăn đó đã thôi thúc tôi phải luôn cố gắng mỗi ngày, mình phải học hành chăm chỉ gấp đôi những người khác mới mong có cơ hội bước chân vào công trường Đại học, mói có cơ hội thay đổi cuộc đời mình. Tôi đã luôn học một hành miệt mài, những khi phòng trọ có khách của chị gái đến chơi, tôi thường mắc mạn đi ngủ sớm và hẹn đồng hồ đến 2 giờ sáng dậy ngồi học tiếp. Những có gắng đó đã đến đáp tôi bằng tờ giấy trúng tuyển vào ngành sư phạm tiếng Anh trường đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng.